Kinh nghiệm khi lập một kế hoạch truyền thông đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có các kế hoạch hay định hướng khác nhau, kế hoạch theo chiến dịch thời điểm, sẽ có kế hoạch ngắn hạn, trung- dài hạn,…nhưng tất cả thì vẫn phải xác định được một số yếu tố quan trọng như:
- Đối tượng khách hàng nhắm đến: Tất nhiên bất kỳ ai cũng biết điều này đầu tiên. Nhưng bạn cần hiểu rõ đối tượng của bạn trên rất nhiều góc độ, khía cạnh. Bạn phải chủ động được bạn đang nói cho người bao nhiêu tuổi? Bạn đang diễn thuyết cho nhóm người ở thành thị hay nông thôn? Bạn đang mang sản phẩm đi tiếp thị cho giới trẻ hay tuổi trung niên? Đối tượng của bạn có ở thích như thế nào?…Tất cả những điều như đã nêu ở trên sẽ giúp bạn đưa ra những thông tin tối ưu, hay nói cách khác bạn phải nghiên cứu đối tượng khách hàng phù hợp cho mục tiêu truyền thông sản phẩm mà bạn nhắm tới.
- Đặt mục tiêu, con số cụ thể: Bạn phải đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho kế hoạch truyền thông của mình. Bạn phải có khoảng thời gian nghiên cứu đối tượng khách hàng phù hợp với nội dung mà bạn định truyền thông. Từ đó bạn xác định được nội dung mà bạn muốn truyền thông, sẽ được truyền thông bằng cách nào; bằng mạng xã hội, bằng sóng truyền hình, các tạp chí, báo chí,…nhưng tất cả phải đạt được con số mục tiêu gần nhất với kỳ vọng mà kế hoạch đã đặt ra.
- Biết cách khêu gợi nhu cầu thông tin: Một người biết truyền thông thực sự sẽ tìm ra được cách khêu gợi nhu cầu tiếp cận thông tin của khách hàng. Tôi lấy ví dụ: Nếu một con gà ấp trứng nở ra một đàn gà thì đó không phải là truyền thông, nhưng nếu một gà mà ấp trứng nở ra đàn con “Tú hú” thì đó mới là truyền thông. Như vậy bạn sẽ hiểu rằng mức độ hấp dẫn của thông tin nó như thế nào. Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn có một loạt điều mới lạ, thì bạn hãy cho ra hàng loạt các kế hoạch truyền thông, mỗi kế hoạch truyền thông là một điều mới lạ với mục đích là tiếp cận được nhiều đối tượng nhất có thể. Mà những đối tượng khách hàng bạn đã tiếp cận rồi, sau khi bạn tiếp cận lại họ sẽ không cảm thấy bị nhàm chán.
- Phương pháp truyền thông thông qua hoạt động xã hội: Có rất nhiều phương pháp truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…nội dung truyền thông sẽ thông qua bài viết, bài phản ánh, bài phỏng vấn,…để thể hiện đến đối tượng mà bạn nhắm đến. Nhưng tất cả các phương pháp vừa nêu đều đưa khách hàng vào vị trí thụ động tiếp cận thông tin, do vậy mức độ tin cậy thông tin đôi lúc còn đắn đo. Do vậy, để tối ưu được niềm tin của khách hàng, chúng ta cần truyền thông thông qua các hoạt động xã hội. Các hoạt động xã hội dường như ngày càng được các tầng lớp xã hội quan tâm nhiều hơn. Vậy, làm thế nào để tiếp cận và làm tốt việc truyền thông thông qua hoạt động xã hội? Việc đầu tiên là cần xác định kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp mình sẽ phù hợp với mục tiêu dự án nào? Xây dựng được mục tiêu dự án hoạt động xã hội thì mới xây dựng được kế hoạch truyền thông lồng ghép để đặt ra được mục tiêu cụ thể. Mục tiêu truyền thông của các dự án hoạt động xã hội phải có thời gian giới hạn, phải có con số đo lường. Hoạt động truyền thông phải có “Thông điệp” rõ ràng, có chương trình hành động cụ thể; cần chiến lược- chiến thuật thu hút, tạo sự chú ý rầm rộ ngay từ ban đầu và phát đi “Thông điệp” mạnh mẽ bằng nhiều kênh truyền thông khác nhau. Mục đích cuối cùng là tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể mà khách hàng cảm thấy dường như việc tiếp cận đó là đương nhiên và tự nguyện.
Vậy, để xây dựng một kế hoạch truyền thông sẽ có rất nhiều bước, nhiều cách thức khác nhau cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Ngoài ra, cách xây dựng kế hoạch truyền thông của mỗi doanh nghiệp và mỗi người cũng khác nhau. Nhưng hội tụ lại vẫn phải đạt được tiêu chí tối ưu chi phí và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể./.
(Còn tiếp phần 3)
Nguyễn Bình