Thời Chiến quốc (Tam quốc phân tranh) Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Ngụy Cố Tử, tình cảm giữa hai người rất tốt, học hẹn ước sau này sẽ luôn bên nhau và sẽ giúp đỡ nhau trong mọi việc.
Nhưng, Bàng Quyên trong lòng lại rất sợ Tôn Tẫn vì giỏi hơn mình. Do vậy, đã sắp đặt mưu kế để hãm hại Tôn Tẫn, làm cho Tôn Tẫn bị án tử hình, may mà Tôn Tẫn thông minh đã giả điên nên thoát chết và được đệ tử cứu đưa về nước Tề.
Sau đó, Ngụy Huệ Vương sai Bàng Quyên dẫn quân đánh sang nước Triệu, kinh thành nước Triệu là Hàm Đan rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc, vua nước Triệu đồng ý dâng tặng vùng đất Trung Sơn để cầu nước Tề xuất binh cứu viện.
Tề Uy Vương ra lệnh cho Điền Kỵ làm đại tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, dẫn quân đi cứu viện. Lúc đó Điều Kỵ muốn đưa quân đến đánh Hàm Đan, Tôn Tẫn liền hiến kế: ” Tướng Triệu không phải là đối thủ của Bàng Quyên, nếu chúng ta đến được Hàm Đan thì khả năng thành đã bị hạ rồi cũng nên. Chi bằng đóng quân giữa đường, phao tin muons đánh Tương Lăng, Bàng Quyên tất phải quay về, khi chúng quay về thì ta đánh, chắc chắn sẽ thắng lợi”.
Tương Lăng là đất trọng yếu của nước Ngụy, nếu mất Tương Lăng thì kinh thành An Ấp sẽ khó bảo toàn. Bàng Quyên đánh Hàm Đan vốn chỉ ngày một ngày hai là hạ ngục được, nghe nói quân Tề muốn đánh Tương Lăng, đành phải bỏ Hàm Đan ngày đêm gấp rút quay về bảo vệ kinh thành. Quân Tề nhân lúc đường xa vạn dặm, sức quân lực kiệt, giữa đường tiến đánh Bàng Quyên, đã làm cho quân Ngụy đại bại. Từ đó đã giải được vây cho Hàm Đan, cứu được nước Triệu.
Vì vậy, kế sách “đánh vào chỗ họ cần phải cứu”, không nhất thiết phải cùng họ giao tranh. Sở dĩ có câu “bọ ngựa bắt ve, vành khuyên sau lưng”; Vành khuyên muốn cứu ve thì phải đánh vào nơi hiểm yếu mà bọ ngựa cần bảo vệ.
Thương trường như chiến trường, vì thế trong cạnh tranh, đối với những đối thủ mạnh, không thể giao tranh trực diện được, mà cần đánh vào nhược điểm của họ từa phía ben cạnh sườn, như vậy chắc chắn sẽ đặt hiệu quả rõ rệt!
Nguyễn Bình (t/h)
Theo: Thư viện sách